Núi kỳ Lân đứng cạnh quốc lộ 1A về phía Tây, cách thị xã Ninh Bình theo hướng đi Hà Nội 2km. Kỳ Lân là một thế núi tượng hình đầu con Lân nhìn về phía Bắc. Núi cao trên 50m phía Bắc sườn núi hõm vào tạo thành một cái hàm Lân. Xung quanh là những vách núi nhấp nhô, cây cối mọc xanh um như bờm và râu của con lân.
Núi Kỳ Lân nhỏ nhưng có tới 5 cái hang. hang Tối dài 10m, hang sáng dài khoảng 30m chạy xuyên qua núi theo hướng Bắc - Nam. Hai bên thành hang, đá dựng đứng, phẳng lỳ như một giao thông hào rộng có thể đi lại qua được. Hang Ngang ở ngang núi có độ sâu 8m, hang Đền ở sát cạnh ngôi đền thờ bà Quận Chúa ở phía Tây-Bắc. Hang Trung là hang ở lưng trừng núi, sâu khoảng 10m, rộng mênh mông có thể chứa được cả trăm người.
Ở phía Bắc núi Kỳ Lân, có một cây cầu vòm bằng đá, bẩy nhịp , mặt cầu rộng 2m, dài trên 22m, cao 4m bắc qua hồ nước vào núi. Mỗi nhịp cầu là một phến đá lớn. Cây cầu đá này là của nhân dân xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư làm vào năm 1973 làm tăng thêm vẻ đẹp của cảnh vật trong vùng. Núi Kỳ lân có nhiều loại cây đại thụ và cây cảnh như: lộc vừng, ruối,đa, chân chim, xanh trắng, si đỏ, đại vàng, thiên tuế, vạn tuế... Ngoài ra còn nhiều cây và dây leo trổ hoa mầu sắc đan xen với núi đá. ở đây có một số loài chim, thú nhỏ quý hiếm. Đó chính là một vườn tiên ở hạ giới đủ sắc mầu, đường nét, âm thanh.
Hiện nay núi kỳ lân là một vườn cảnh thiên nhiên độc đáo, đồng thời là công viên có hàng trăm cây cảnh, cây hoa, phong lan, đá cảnh, non bộ, góp phần làm cho Kỳ Lân thêm một nét đẹp mới.
Núi Kỳ Lân chính là một hòn non bộ ngoại mục do thiên nhiên tạo dựng bên hồ nước, lại được bàn tay và sức lao động của con người trang điểm đã trở thành thắng cảnh như một câu đối ca ngợi
Hồ Kỳ Lân là một hồ nước nằm ở vị trí trung tâm thành phố Ninh Bình thuộc địa phận phường Tân Thành, cạnh quốc lộ 1A và đường tới các khu du lịch Hoa Lư - Tràng An.
Hồ tên là Kỳ Lân vì nằm trong hồ có đảo núi Kỳ Lân, một núi tượng hình đầu con lân nhìn về phía Bắc. Núi cao trên 50 m và phía Bắc sườn núi hõm vào tạo thành một cái hàm con lân. Xung quanh là những vách núi nhấp nhô, cây cối mọc xanh um như bờm và râu của con lân.
Có hai cây cầu nối từ hai phía vào đảo Kỳ Lân. Một cây cầu vòm bằng đá, bẩy nhịp , mặt cầu rộng 2m, dài trên 22m, cao 4m bắc qua hồ vào núi ở phía nam; cây kia cũng bằng đá nhưng nhỏ hơn và không có lan can được bố trí ở phía bắc. Mỗi nhịp cầu là một phến đá lớn. Núi Kỳ Lân là một hòn non bộ ngoại mục do thiên nhiên tạo dựng bên hồ nước như một vườn cảnh thiên nhiên độc đáo với hàng trăm cây cảnh, cây hoa, phong lan, đá cảnh, non bộ, góp phần làm cho hồ Kỳ Lân thêm một nét đẹp mới. Trên núi có những ngọn tháp cổ ẩn hiện trong màu xanh um tùm của cây lá. Dưới chân núi là ngôi đền thờ bà Quận chúa, tương truyền bà là người đã hy sinh thân mình làm vợ quái vật kỳ lân để cứu giúp dân lành.
Hồ Kỳ Lân cũng là một hồ câu cá nước ngọt do hồ được điều hòa mực nước bằng đường ống ngầm nối thông với sông Đáy. Xung quanh hồ được xây dựng, kè mới và trồng cây tạo thành một điểm vui chơi giải trí giữa lòng đô thị du lịch Ninh Bình. Cùng với công viên núi Non Nước và công viên sông Vân, hồ Kỳ Lân là một điểm du lịch giải trí ở trung tâm thành phố Ninh Bình,góp phần tạo cho các cong ty du lich ở Ninh Bình phát triển
2/Núi non nước
Núi Dục Thúy Sơn
Dục Thúy Sơn, là ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân Sàng với sông Đáy, như một tiền đồn ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan.
Đây trở thành địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền. Trên núi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà, v.v.từng được ví là "cửa biển có non tiên" trong thơ Nguyễn Trãi. Thi thoảng mùa hè mình và mấy đứa bạn hay chạy thể dục lên núi chơi. Vì dưới núi là công viên mà. Dưới chân núi có cả chùa Non nước nữa. Tết năm trước nữa mình đã hái lộc ở đó.
1 bài thơ khắc trên núi.
Nghênh Phong Các trên đỉnh núi
Trên này cũng có chỗ cho các vị tiên chơi cờ đấy.
Từ trên đỉnh núi nhìn xuống thấy cầu sắt Ninh Bình. Cầu này dành cho tầu hỏa Bắc Nam qua đó. hi đường này sang Nam Định có nhà Tuấn péo.
3/Núi ngọc mỹ nhân
Đố mọi người thấy hình cô gái đang nằm.
Ơ phía đông thành phố Ninh Bình, phường Bích Đào có một trái núi lớn tên là Cánh Diều. Tên gọi đó gắn liền với truyền thuyết về sự hóa thân của Cao Biền- một tướng giỏi, đồng thời là một pháp sư đời nhà Đường (Trung Quốc) sang cai trị nước ta, thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch nước Nam, khi bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ cao tay cùng nhân dân ở đây, dùng tên bắn, Cao Biền bị trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó hòn núi mang tên là Núi Cánh Diều.
Núi có ba ngọn, ngọn giữa cao, hai ngọn tả, hữu chĩa ra như hai cánh chim, vì vậy còn có tên gọi là Diên Sỉ Sơn (Diên là diều hâu, Sỉ là cánh chim)- con chim diều hâu đang bay.
Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726-1784) có đến thăm núi, cho khắc thơ vào vách đá phía Tây. Tạm dịch:
Ruộng phẳng nhô đá biếc
Thế núi tựa diều bay
Chùa ẩn ba đỉnh núi
Sông có cầu qua ngay
Núi vững như hổ ngồi
Suối tựa dãi rồng đây
Như thế trên núi có chùa, vào đây như lạc vào thế giới " Bồng lai tiên cảnh".Chung quanh núi có nhiều hang động u minh, kỳ ảo. Nước suối trong động chảy ra, du khách gọi là dãi rồng.
Năm 1821, vua Minh Mạng (1820-1840) tuần du ra Bắc có ghé thăm núi và cho khắc dòng chữ trên vách núi ở phía Bắc, dịch là: Dựng một nhà nhỏ nghỉ chân, khi lên núi xem thấy chùa tháp của sơn thành, cột buồm bến sông, cảnh đẹp như vẽ, cúi xuống giặt chiếc áo bụi đời.
Trở về kinh đô, vua Minh Mạng quan tâm đến "bụi đời", đến nông nghiệp, đề ra chính sách khẩn hoang gồm hai hình thức đồn điền và doanh điền. Doanh điền là di dân lập ấp mới. Nhà vua cử Nguyễn Công Trứ ( 1778-1858) ra Ninh Bình năm kỷ sửu (1829) làm doanh điền sứ, chiêu mộ dân nghèo đi khai hoang vùng ven biển.
Đến cuối năm 1829, Nguyễn Công Trứ cùng nhân dân khai phá được 14620 mẫu đất và 1268 người, miền đất đó đã ổn định, vua Minh Mạng cho lập thành một huyện mới tên là Kim Sơn (Núi vàng).
Thời ấy, Nguyễn Công Trứ cũng chọn một cụm dân cư đông đúc trong huyện đặt tên là Phát Diễm: Nơi phát sinh ra cái đẹp ("Diễm" và "Diệm" cùng âm, nghĩa là đẹp, ngày nay gọi là Phát Diệm).
Tương truyền, đặt tên là Phát Diễm vì Nguyễn Công Trứ đã đi qua thành phố Ninh Bình, phát hiện thấy núi Cánh Diều còn tượng hình một cô gái mình trần nằm ngửa nhìn trời mây bao la trông rất đẹp, nên đặt tên cho núi là núi Ngọc Mỹ Nhân (người con gái đẹp như ngọc), đầu mỹ nhân lại quay ra Biển Đông thuộc đất huyện Kim Sơn, có nghĩa là phát đẹp ở đó. (ngày nay, ở thị trấn Phát Diệm huyện Kim Sơn, nơi có nhà thờ đá nổi tiếng các cô gái đều có mái tóc dài, người thon thả rất xinh đẹp).
Núi Cánh Diều- Ngọc Mỹ Nhân, mỗi tên gọi đều có một huyền thoại riêng, độc đáo.
Nếu du khách đi từ phía Nam ra Bắc theo quốc lộ 1A, cách thành phố Ninh Bình khoảng 5km, nhìn về, thấy một trái núi giống hệt "Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng", như kiêu hãnh với sắc đẹp mê hồn của mình.
Có lẽ, ít có dãy núi nào trên đất nước ta lại có một dáng hình đẹp và cái tên mỹ miều đến như thế mà do Nguyễn Công Trứ có con mắt "tinh đời" đã gọi được tên!
Mong ai về qua đất Ninh Bình, đến đây, nên dừng chân ngắm nhìn "người đẹp như ngọc" một thoáng trong mây, để: dùng dằng đi chẳng dứt, đi thì cũng dở ở không xong.
4/CỐ ĐÔ HOA LƯ
Hoa Lư là Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Năm 968 sau khi bình định 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, chọn Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội gần 100km) làm kinh đô. Đến năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Hoa Lư trở thành cố đô từ đó.
Lí Công Uẩn rời đô cũng đúng thui.Ra Hà Nội là hợp lí nhất, vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng và gần quê ông ta hơn nữa.
Đặc điểm địa lý tự nhiên của kinh đô Hoa Lư được mô tả:
"Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô được."
mùa hè vào động ngồi thật là mát. Trong động là chùa lun.
hicc nếu không rời đô thì bjo nhà mình là nội thành đấy haaa.ĐH BK lại bên vườn chuối nhà ông
hàng xóm chứ lị.
5/Chùa Bái Đính
Gần nhà mình và rất gần trường THPT GVC của mình .chinh phục chùa từ khi chùa bắt đầu từ số 0 .heee
Chùa Bái Đính, hiện nay là ngôi chùa lớn và đẹp nhất Việt Nam. Mình từng lên đó mấy lần rùi. Lần đầu mình lên chùa chưa xây lại còn bé tý. Vậy mà bây giờ thì hoành tráng lắm. Một vùng đất hùng vĩ, có non xanh nước biếc. Tồn tại nguyên khí của trời đất. Vào chùa vãn cảnh thấy lòng mình thanh thản hơn. Tết vừa rùi mình cũng lên đó vãn cảnh chùa cùng gia đình.
Điện Tam Thế.
Không biết Đức Phật có nghe lời con không nữa?
Hàng cây mới trồng đẹp thật.
6/Động Vân Trình và suối khoáng nóng kênh Gà
7/Nhà thờ đá
8/tam cốc bích động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét